HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN |
Nhân viên kinh doanh
0909.919.331 (Mr.Cường)
|
|
|
Được giảm thuế mà chưa tận dụng - ( 12/1/2008 - 10483 Views )
|
Sợ thủ tục phiền hà, chỉ mới 8% doanh nghiệp trong nước xuất nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan trong ASEAN (CEPT/AFTA).
|
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Phó phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Thương mại, cho biết, phần đông doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng mức thuế suất ưu đãi CEPT do ngại xin C/O form D cho hàng hóa. Chủ yếu họ dùng Quy chế tối huệ quốc (MFN).
Trong khi đó thuế CEPT hiện cực kỳ thấp so với MFN. Đơn cử như mặt hàng váy trong từ sợi nhân tạo có thuế suất MFN là 50% thì CEPT chỉ có 5%.
|
Hải quan điện tử đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng các ưu đãi thuế quan khu vực. Ảnh: Customs.gov.vn. |
Thống kê của Bộ Thương mại, số lượng hàng hóa được cấp C/O form D (giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN) năm 2006 có hơn 11.000 bộ hồ sơ được duyệt, hơn gấp rưỡi so 2005. Tuy nhiên vẫn còn rất ít hàng hóa dùng CEPT nếu tính trên kim ngạch xuất nhập khẩu chung cho khu vực Đông Nam Á của cả nước.
Cũng theo bà Thủy, hiện nay việc vận dụng các quy định chung để thực hiện CEPT giữa các nước khu vực khi kiểm soát hải quan cũng chênh nhau, khiến doanh nghiệp khổ sở, thậm chí nản lòng.
Hai năm trước, Công ty bóng đèn Điện Quang đã khiếu nại với Bộ Thương mại về việc Myanmar cấm nhập các loại bóng đèn huỳnh quang từ Việt Nam. Bộ Thương mại đã làm việc với cơ quan đồng cấp Myanmar vì đã phân biệt đối xử hàng Việt. Phía nước này phải xem xét lại quyết định cấm đèn huỳnh quang Việt Nam mới phát hiện đây chỉ là lệnh miệng từ một quan chức Myanmar. Kết quả, cửa lại mở với đèn Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, Công ty kính nổi Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Thương mại can thiệp vì hải quan Philippines buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải có xác nhận của Lãnh sự nước này trên giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN. Trong khi đó lãnh sự Philippines tại Việt Nam từ chối xác nhận gây phiền hà đến doanh nghiệp. Quy định cuối cùng đã được Philippines xóa bỏ sau khi có phản ứng từ Bộ Thương Mại Việt Nam.
Từ kinh nghiệm áp dụng CEPT/AFTA 3 năm nay, các chuyên gia của Bộ Thương mại cho rằng, doanh nghiệp nên tăng cường xuất nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan. Vướng chỗ nào, gọi Bộ Thương mại chỗ ấy để cùng nhau gỡ khó, nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn cho công tác xuất nhập khẩu của cả nước.
|
admin
|
Nguồn :
|
|
|
Các tin khác :
|
|
|
|
|
|
|